Tuesday, June 19, 2007

CHỢ XƯA CHỢ NAY

Chợ Mỹ Tho xưa

Chợ người Hoa xưa

Chợ Nam bộ cuối thế kỷ 19



Một khoảng thời gian không ngắn, không dài. Một khoảng không gian không xa, không gần. Aáy vậy mà bỗng chốc trở thành người xa xứ. Cuối năm chợt nhớ cái xô bồ, nhộn nhạo của Cà Mau và cả một chút chi hào sảng, phóng khoáng cố hữu. Một đồng nghiệp cũ phôn lên, hỏi nhỏ: “Báo Tết có viết về xứ nhà không?”… “Hắn” đã phì cười, hoài nghi khi nghe tôi nói sẽ viết một cái chi đó về kinh tế. Người xứ xa - không con số cụ thể - không biết mô tê một giám đốc kinh doanh nào. Họa có điên mới liều thế. Tôi chợt nghĩ - Tại sao không …


1…
Bạn bè có đứa bảo tôi là người hoài cổ. Tôi cũng không hiểu sao mình lại thích đắm chìm vào những chuỗi ký ức đến vậy. Toiâi nhớ lần đầu tiên đọc “Đất rừng phương Nam”, tôi như bị hút hồn. Cái bí ẩn của phiên chợ miệt rừng U Minh với trăn, với rắn, với rùa, với ong cứ phả lên một chút chi hoang dã, một chút chi chất digan. Nhưng cộng hưởng tất cả thì đó là chính là chất Nam bộ đặc sệt. Gần đây, khi xem “Đất phương Nam” - tôi như hẫng. Những sạp gỗ, những ngôn từ trong phim nào phải nếp sống của những lưu dân khẩn hoang xưa. Thưở ấy, khi chim chóc, muông thú, sản vật đầy dẫy lẽ nào người ta lại bó từng lọn rau, bày từng con cá. Lưu dân khoái bốc tay, bẻ cây làm đũa, uống rượu bằng tô chắc hẳn sẽ không có chuyện so kè giá cả, đong hạt tiêu, đếm củ hành. Nhưng thôi đó là chuyện phim.
Nhưng liệu khuôn mặt của chợ xưa ngoài những phiên chợ kiểu “đất rừng phương Nam” sẽ là những gì nữa. Cái phóng khoáng, cái tật ăn chơi ngút trời của dân Nam bộ liệu có đem lại một diện mạo gì khác cho bộ mặt thương mãi thời bấy giờ. Cái công đầu tiên có lẽ thuộc về mấy ông Hoa kiều Quảng Đông. Mấy nhà sưu khảo bảo hồi đó, những cửa hiệu tạp hóa mà mấy ông “Ba Tàu” kêu là “điếm” đã trở thành một nhu cầu trong việc mua sắm của người dân. Theo thời gian, chữ “điếm” mất đi phụ âm đầu, dân khẩn hoang chỉ giữ âm tiết cuối và đọc trại đi là “tiệm”. Ba tôi giải thích giản đơn hơn, người Nam bộ vốn “làm biếng” trong câu chữ, đọc sao thấy tiện, thấy nhanh là được... (!). Cũng theo ký ức ngững bậc lão niên, những tiệm chạp phô bấy giờ thôi thì bán đủ thứ tả pín lù. Từ cây kim, cọng chỉ đến cây cải tùa xại, củ xá bấu. Nếu rủng rỉnh tiền đã có phong bánh ngọt, thẻ đường phèn ăn cho mát miệng. Vậy là người dân chẳng đi đâu cho xa, cứ đầu tháng ra tiệm chạp phô ở đầu kinh mua một một lần là đủ xài. Còn cái cách lượm bạc cắc của ông Hoa kiều thì đừng cười vội. Ông nào ông nấy giàu nứt trứng mà còn cười mấy ông Việt không biết tích cốc, phòng cơ. Nhưng biết làm sao được, người dân Nam bộ với cách sống phóng khoáng, hào phóng như công tử thì đâu để ý chi chuyện lượm bạc cắc. Mà suy cho cùng chuyện mua, chuyện bán thời nào cũng vậy, nếu ai cũng bo bo cái túi riêng có lẽ chợ nào, chợ nấy vắng như chùa Bà Đanh. Theo thời gian, ở những tiệm chạp phô ấy có bán cả rượu chát, xà bông Cô Ba, vải vóc, gấm nhiễu, nước hoa. Và điều không thể thiếu được, thể nào các tiệm chạp phô cũng bày một vài bộ tranh thờ lộng kiếng có in hình theo các tuồng tích Tam quốc, Phong thần. Xem ra, lưu dân thời ấy đã biết xài sang lắm và các ông Hoa kiều “tiếp thị” cũng miễn chê. Tiền, hàng hóa đã luân chuyển, xoay vòng và nó như một mắc xích để cho các lưu dân sống nương tựa vào nhau. Nhưng điều cốt lõi nhất vẫn cần một chữ tín.

2…
Ngoảnh đi, ngoảnh lại đơn vị tính thời gian đã lên đến hàng trăm năm. Aáy vậy mà những tiệm chạp phô ở đầu kinh, bên gốc còng già vẫn còn đó. Cái bàn tính gỗ của ông “Chệt” đã nâu bóng lên theo năm tháng. Nhưng nó đã là một góc hoài niệm cho những ai còn lưu luyến chuyện xưa. Khách hàng của ông “Chệt” là mẹ tôi, là dì tôi - những người đàn bà tảo tần với nắng gió, bàn tay nẻ sần với đất đai. Lâu lâu, nhà có khách là mấy đứa cháu ở quê ra, nó bảo: “Đi siêu thị sắm đồ cho nhà”. Tôi chợt giật mình và thầm than cho cái tật hay hoài cổ của mình. Chuyện bây giờ đã khác xưa lắm rồi. Còn nhớ, cách đây độ 10 năm, khi Minimart đầu tiên của Công ty thương nghiệp Cà Mau ra đời, tôi hoài nghi - liệu có khách không. Và trong một bài ghi nhanh tôi lại quy chụp - số khách hàng đến đây đều mắc hội chứng phim Hồng kông. Chưa kịp hoàn hồn lại mọc lên sừng sững một cái siêu thị cao ngất. Tôi nhăn nhó - “đúng là học đòi”. Nhưng rồi tôi vẫn đến với những điểm đó. Lần 1 vì tò mò, lần 2 để đúc kết, lần 3 để săn tin, lần 4, lần 5… Riết rồi tôi đã trở thành khách quen mặt ở đó. Có lần bạn bè hỏi, khi đi xa nhớ Cà Mau nhất cái gì. Tôi bảo - Nhớ nhất cái cửa hàng tự chọn (!).
Tôi chợt nhận ra, mô hình siêu thị, cửa hàng tự chọn hiện nay chỉ khác tiệm chạp phô một trăm năm trước ở chữ Super Market hoặc Mart hết sức Tây. Nếu một trăm năm truớc ông cha ta biết chữ Tây, được đi Tây dám về mở Mart chứ chẳng chơi. Nhưng dù gì đi nữa, cách đi chợ tự chọn hàng, có xe, có giỏ xách để hàng, tính tiền vi tính đã là văn minh lắm rồi. Vậy là bên cạnh một chợ Nhà lồng xưa, một chợ chạy còn đó thì những siêu thị này đã hình thành nên một thứ “văn minh siêu thị”, buộc hậu duệ của những lưu dân khẩn hoang xưa phải thay đổi hẳn nếp sống chậm chạp, khề khà cố hữu của mình.
Nhưng không phải mô hình siêu thị lớn đã đứng được trên đất này. Tôi liên tưởng đến lượng khách ra vào giữa siêu thị và một loạt các cửa hàng tự chọn ở đường Đề Thám. Rõ ràng loại trừ những ai chưa biết đi thang máy, tò mò muốn biết thì xem ra họ khoái đi những của hàng nhỏ hơn. Những cửa hàng tự chọn nhỏ gợi nhớ những tiệm chạp phô xưa, vẫn đủ hàng, vẫn hiện đại, vẫn xe, vẫn vi tính thế nhưng nó tạo cho khách đến mua hàng một cảm giác gần gũi chứ không xa vời. Đã có những chị nông dân khi dạo bước giữa những kệ cao ngất, những tầng lầu sang trọng đã khớp, đã mặc cảm cho cái thân phận quê mùa, nhỏ bé của mình. Trong khi lẽ ra họ là khách hàng mà khách hàng phải là Thượng đế và những khách hàng chân đất ấy chiếm một tỷ lệ khá cao ở miền cuối đất. Xem ra trong bước đường thăm dò, hội nhập loại department store (cửa hàng có tính cao cấp, sang trọng) đã phải nhường một bước cho những mô hình nhỏ hơn, gọn hơn.

3…
Trong những tháng ngày bộn bề cuối năm, với những nhu cầu mua sắm gần kề chợt ngẫm nghĩ chuyện xưa, chuyện nay. Cà Mau bây giờ đã khác xưa. Phố xá, siêu thị, Shop, Mart… ánh điện sáng choang. Mỗi người mỗi thị hiếu, mỗi điểm hẹn. Người dân không còn quanh quẩn với những nhu cầu ăn no, mặc ấm. Họ đã nghĩ đến chuyện ăn ngon, mặc đẹp và tất yếu đi chợ phải sang. Khi tôi phác thảo nên hình ảnh một siêu thị sáng choang với một tiệm chạp phô chật chội một thời xem ra hết sức khập khiễng. Thế mà trong sâu thẳm đâu đó nó như có một mối dây liên hệ. Vẫn đáp ứng như một nhu cầu có thực, vẫn hầm bà lằng hàng hóa. Chỉ có khác, cái sau văn minh hơn cái trước. Vậy mà để có cái văn minh đó cha ông ta đã đi trọn ngót trăm năm.
Có cầu toàn quá hay không khi tôi thích đi siêu thị sắm đồ nhưng lòng vẫn thầm mong tiệp tạo hóa đầu kinh So le vẫn còn. Chiều 30 Tết tôi lại về quê cùng mẹ mua từng món hàng mã, từng ký than nướng bánh bông lan, vài cái ống khói đèn cho ba tôi. Và thể nào ông Chệt cũng dễ dãi cười khà khi thằng cháu của tôi lén quệt một miếng đường mật của ông đưa vào miệng mút vội một cách ngon lành. Khi viết những dòng này, tự dưng tôi nhớ quê đến nao lòng.

4 comments:

My Family said...

Barkley, writing in his column for Blokely, says that although winning will be the priority,Sightline Payments Kirk Sanford many players at the World Cup will have an eye on making enough sbobet of an impact to earn a big-money move.

moonlight said...

BingoNational Lottery SyndicateBarkley, writing in his column for Blokely

ktd said...

skraplotterwinning lottery numbers

I am happy to see this post. It is really nice and useful for me. From many days i am searching for this type of article. This is a good post and is awesome.

ktd said...

Shōkozan Tōkei-ji (松岡山東慶寺?), also known as Kakekomi-dera (駆け込み寺?) or Enkiri-dera (縁切り寺?)), is a Buddhist temple and a former nunnery, the only survivor of a network of five nunneries called Amagozan (尼五山?), in the city of Kamakura in Kanagawa Prefecture, Japan. video pokerspy watch